Những Thắc Mắc Thường Gặp Về Mì Ăn Liền ? Trụng mì qua nước sôi trước khi sử dụng có nên không.
Những Thắc Mắc Thường Gặp Về Mì Ăn Liền
Mì ăn liền được chiên như thế nào?
Trong quy trình sản xuất tại Acecook Việt Nam, vắt mì được chiên trong một hệ thống chảo chiên hiện đại và hoàn toàn khép kín. Theo đó, dầu dùng để chiên mì là dầu thực vật và được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước (tương tự chưng cách thủy) trước khi dẫn vào chảo chiên. Trong suốt quá trình chiên, nhiệt độ luôn được duy trì ổn định và dầu mới luôn được bổ sung một cách đều đặn, liên tục bằng hệ thiết bị tự động. Chất lượng dầu chiên được kiểm soát dựa trên chỉ số oxit hóa của dầu – Axit Value theo tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế. Cụ thể, Axit Value luôn đảm bảo £ 2 mg KOH/gram dầu. Vì vậy, không có khái niệm dầu cũ với công nghệ mới này.
Có phải mì ăn liền chứa nhiều chất béo Trans fat?
Trans fat vốn có trong tự nhiên ở một số loại thịt, sữa, các chế phẩm từ sữa… Còn trong công nghiệp, Trans fat sản sinh do quá trình đun nóng dầu ở nhiệt độ cao và hydrogen hóa dầu thực vật.
Tại Acecook Việt Nam, dầu dùng để chiên mì là dầu thực vật, được tách lọc tự nhiên bằng công nghệ làm lạnh, đồng thời trong quá trình chiên, dầu luôn được duy trì nhiệt độ ổn định, kiểm soát và đảm bảo chất lượng dầu luôn tươi mới.
Vì vậy, chỉ số Trans fat trong sản phẩm của Acecook Việt Nam rất thấp, dao động chỉ từ 0,01 – 0,04 gr/sản phẩm – đạt tiêu chuẩn “ Zero TRANS FAT” của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ(FDA). (Kết quả kiểm nghiệm được thực hiện tại Trung tâm 3 (2017) đối với 1 số sản phẩm mì chiên và không chiên).
Ăn mì gây nóng trong người và nổi mụn?
Mì ăn liền làm từ nguyện liệu chính là bột lúa mì nên sẽ cung cấp cho cơ thể bạn năng lượng ( từ chất bột đường ) , chất đạm và chất béo (hàm lượng thể hiện rõ trên bao bì) . Nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý là ăn đủ bốn nhóm chất: bột đường, chất đạm, chất béo, khoáng chất và vitamin. Nếu chỉ ăn một loại thực phẩm thì sẽ mất cân bằng dinh dưỡng, tùy vào cơ địa của mỗi người sẽ xảy ra các vấn đề về sức khỏe, nóng hay nổi mụn. Vì vậy, bạn nên kết hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn và có chế độ sinh hoạt hợp lý để cân bằng.
Ly- tô – khay nhựa chứa mì ăn liền của Acecook Việt Nam có an toàn không?
Tại Acecook Việt Nam, vật liệu sử dụng làm bao bì là loại chuyên dụng dùng cho chức đựng thực phẩm, luôn được kiểm soát nghiêm ngặt các chỉ tiêu an toàn sức khỏe, đạt chứng nhận an toàn để sử dụng cho thực phẩm và được cung cấp bởi các nhà cung cấp có uy tín.
Bao bì của Acecook Việt Nam không chỉ sử dụng cho sản phẩm nội địa mà còn sử dụng cho sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu chất lượng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả thị trường khó tính như Châu Âu, châu Mỹ , châu Úc
Acecook Việt Nam luôn kiểm soát nghiêm ngặt các chỉ tiêu an toàn sức khỏe đối với bao bì nhựa bao gói thực phẩm, đảm bảo tuân thủ theo qui định Cộng đồng chung Châu Âu (Regulation EU No10/2011).
Ăn Mì ăn liền có gây ra sạn thận không?
Nhiều thông tin cho rằng mì ăn liền chứa Axit Oxalic gây sạn thận. Điều này không chính xác. Axit Oxalic tự nhiên có sẵn trong các loại thực phẩm bột mì, ngò tây, cà rốt, trà… Nguyên liệu để làm mì ăn liền là bột lúa mì và rau củ, do đó trong mì ăn liền có một hàm lượng Axit oxalic tự nhiên rất thấp và hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe.
Gói dầu gia vị của mì ăn liền được sản xuất như thế nào?
Tại Acecook Việt Nam, gói gia vị được sản xuất bằng cách nấu dầu thực vật tinh luyện cùng các nguyên liệu tươi, tự nhiên như hành tím, tỏi, ớt, ngò om… Quá trình nấu dầu sẽ trích ly các tinh chất, mùi hương tự nhiên trong các nguyên liệu tươi để tạo nên hương vị thơm ngon nhất, đặc trưng cho từng sản phẩm.
Có nên trụng mì qua nước sôi trước khi sử dụng?
Trụng mì trước khi ăn là hoàn toàn không nên, vì như vậy sẽ làm giảm độ ngon của sản phẩm . Sản phẩm mì ăn liền của công ty Acecook VN cam kết đảm bảo phù hợp quy chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, và có xác nhận công bố phù hợp Quy định ATTP của Bộ Y tế – Cục An toàn thực phẩm. Thêm vào đó, tùy vào hương vị của từng sản phẩm, Acecook Việt Nam đã sử dụng các gia vị tấm ướp phù hợp cho từng hương vị sản phẩm , cũng như sử dụng chiết xuất từ củ nghệ để tẩm vào sợi mì nhằm tạo màu sắc, mùi vị thơm ngon cũng như cung cấp thêm dinh dưỡng cho người sử dụng. Vì thế, trụng mì khi ăn sẽ làm mất đi một phần dinh dưỡng cũng như hương vị đặc trưng hấp dẫn của mì ăn liền.
Gói bột nêm trong mì ăn liền có tốt không?
Thành phần của gói soup (bột nêm) đi kèm trong sản phẩm Mì ăn liền là một hỗn hợp các loại gia vị (muối, đường, bột ngọt, tiêu, tỏi, ớt, bột tôm…) để tạo nên vị ngon hoàn chỉnh cho tô mì. Chất lượng các nguyên liệu và hàm lượng sử dụng đều tuân thủ chặt chẽ các quy định của Việt Nam. Vì thế, gói bột nêm hoàn toàn an toàn khi sử dụng.
Mì ăn liền đốt bị cháy – Đây có phải là hiện tượng lạ?
Vắt mì ăn liền làm từ bột lúa mì – là chất hữu cơ nên khi đốt sẽ gây cháy, tương tự như bánh tráng, bún khô, phở khô, miến khô… Đây là một hiện tượng tự nhiên bình thường. Người tiêu dùng không nên thử nghiệm trong gia đình để tránh gây ra rủi ro cháy nổ, nguy hiểm.
Sử dụng gói bột nêm như thế nào để không ảnh hưởng sức khỏe?
Xin khẳng định rằng gói bột nêm là hoàn toàn không ảnh hưởng sức khỏe. Gói soup (bột nêm) đi kèm trong sản phẩm mì ăn liền là hỗn hợp các loại gia vị (muối, đường, bột ngọt, tiêu, tỏi, ớt, bột tôm…).Thực tế, nhà sản xuất đã nghiên cứu kỹ về hàm lượng gia vị trong gói bột nêm để tạo ra hương vị đặc trưng ngon nhất cho sản phẩm. Bao gồm cả thành phần muối hay bột ngọt trong gói súp gia vị cũng được tính toán phù hợp và an toàn cho người sử dụng.
Vì vậy, khi sử dụng mì ăn liền, người tiêu dùng nên cho hết gói bột nêm đã được định lượng cân bằng với lượng nước được hướng dẫn trên bao bì, để có thể thưởng thức được trọn vẹn hương vị đặc trưng của món ăn.
Ngoài ra, cần chú ý người tiêu dùng không nên sử dụng một nửa gói súp và để dành phần còn lại của gói súp để chế biến các món ăn khác, cách sử dụng này sẽ không đáp ứng điều kiện bảo quản kín mà sản phẩm yêu cầu và có khả năng bị hư hỏng, vón cục.
Mì ăn liền đắt và rẻ khác nhau như thế nào?
Sản phẩm mì gói có nhiều phân cấp, do đó đa dạng về giá thành. Sự khác biệt này có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:
+ Sự khác biệt về khối lượng sản phẩm, thành phần và lượng nguyên vật liệu sử dụng trong sản phẩm. Ví dụ một số dòng sản phẩm cao cấp chứa nhiều thành phần nguyên liệu như thịt, tôm, trứng, … và đa dạng các loại rau sấy thì sẽ có giá thành cao hơn.
+ Các dòng sản phẩm tô, ly, khay thường có giá thành cao hơn sản phẩm dạng gói do chi phí bao bì, chi phí rau , thit trứng sấy…
Thực hư việc mì gói gây ung thư
Chưa có nghiên cứu nào khẳng định mì ăn liền gây ung thư
Có một thực tế, không chỉ mì gói mà rất nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác cũng đang bị gắn mác “gây ung thư” như thịt bò, thịt heo…, khiến bữa cơm gia đình luôn đi kèm nỗi sợ. Nói về nguy cơ ung thư đang xuất hiện ngày càng nhiều, Bác sĩ Lương Lễ Hoàng – hiện công tác tại Trung tâm Ôxy cao áp TP.HCM cho biết: “Với những tiến bộ trong kỹ thuật phân tích hiện nay của ngành hóa học, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều chất nghi ngờ sinh ung thư. Thậm chí, đã có báo cáo về việc chất sinh ung thư trong hạt gạo thân thương mà mấy tỷ người da vàng đã ăn từ nhiều ngàn năm qua!”.
Theo bác sĩ, chưa có nghiên cứu nào khẳng định mì ăn liền gây ung thư. Và người tiêu dùng cần phân biệt rằng “thực phẩm chứa chất có thể gây ung thư” khác xa với các “tác nhân gây ung thư” như tia phóng xạ, độc tố đi-ô-xin (dioxin), hóa chất trong khói và chất thải công nghiệp…,
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn phải tiếp xúc với các chất có thể sinh ung thư từ xung quanh, nhưng quá trình dẫn đến ung thư luôn do nhiều yếu tố quyết định. Ví dụ như: Hàm lượng chất “có thể gây ung thư” cao hơn mức cho phép, sức đề kháng yếu, khả năng đào thải chất độc của gan và thận kém, lối sống phản khoa học, môi trường ô nhiễm… Do vậy, sẽ rất oan uổng cho thịt bò, gạo hay mì gói nếu chúng ta quy kết là các thực phẩm này gây ung thư. Sự cẩn trọng là cần thiết nhưng nếu nhìn đâu, ăn gì cũng sợ ung thư thì e rằng chúng ta sẽ chết sớm vì stress và lo lắng chứ không phải vì các thực phẩm ăn vào.
Sán / giòi trong mì gói có thật hay không?
Không bao giờ chuyện có sán/giòi trong gói mì . Trong quy trình sản xuất, mì ăn liền trải qua các quá trình xử lý nhiệt như quá trình hấp chín sợi mì bằng hơi nước ở nhiệt độ 100oC, quá trình chiên qua dầu hoặc sấy sản phẩm ở nhiệt độ cao (khoảng 140- 165 độ C). Ở các mức nhiệt độ này, vi sinh vật và ký sinh trùng ( nếu có ) cũng sẽ bị tiêu diệt.
Ngoài ra, sản phẩm mì ăn liền có độ ẩm thấp, được bảo quản trong bao bì kín, môi trường sản xuất kín sạch nên không thể tiếp xúc với nguồn lây nhiễm ký sinh trùng bên ngoài.
Như vậy, hoàn toàn không thể có di vật là sán, đĩa hay giòi trong mì ăn liền được.
Người tiêu dùng cũng nên lưu ý trong việc chế biến mì đúng cách, sử dụng các dụng cụ chế biến sạch sẽ hợp vệ sinh, các thực phẩm ăn kèm (nếu có, ví dụ trứng, thịt, rau…) và lưu ý môi trường sống xung quanh cũng đảm bảo an toàn hợp vệ sinh.
Độ dai mềm của sợi mì có phụ thuộc vào giá sản phẩm?
Giá cả sản phẩm không phụ thuộc vào độ dai hay mềm của sản phẩm.
Dai hay mềm tùy thuộc vào công thức phối trộn bột, kỹ thuật nhào bột, kỹ thuật cán tấm lá bột , tùy thuộc độ dày mỏng, to, nhỏ của sợi mì. Nhà sản xuất làm ra nhiều kiểu sợi khác nhau , nhiều khẩu cảm khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng mà thôi .
Mì chiên và mì không chiên khác nhau như thế nào?
Mì chiên và mì không chiên có quy trình sản xuất tương tự nhau, đều được hấp chín bằng hơi nước trước khi qua công đoạn làm khô để làm giảm độ ẩm trong vắt mì xuống mức thấp nhất. Sự khác biệt giữa 02 loại mì này là sử dụng phương pháp làm khô khác nhau.
- Mì chiên: Làm khô bằng phương pháp chiên qua dầu nên độ ẩm trong vắt mì sau khi chiên nhỏ hơn 3%.
- Mì không chiên: Làm khô bằng phương pháp sấy bằng nhiệt gió và độ ẩm vắt mì sau khi sấy nhỏ hơn 10%.
Cả mì không chiên và mì chiên đều được Ban kỹ thuật Codex quốc tế thiết lập tiêu chuẩn CODEX STAN 249-2006, Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam ban hành TCVN 7879:2008.
Những sản phẩm mì ăn liền có xác nhận công bố phù hợp với các tiêu chuẩn này đều đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
- Tra cứu Bản công bố hợp quy & Giấy xác nhận công bố phù hợp Quy định ATTP của Bộ Y tế – Cục An toàn thực phẩm tại :
địa chỉ: http://congbosanpham.vfa.gov.vn/
Khả năng gây dị ứng của gói gia vị kèm theo mì ăn liền?
Một sản phẩm mì ăn liền thông thường bao gồm 3 gói gia vị chính là: gói súp, gói dầu sa tế và gói rau. Thành phần các gói gia vị được công bố và ghi rõ trên bao bì sản phẩm, bao gồm cả nguyên liệu có khả năng gây dị ứng cho một số đối tượng nhất định (nếu có).
Về bột ngọt trong gói súp gia vị:
Bột ngọt (hay mì chính) là tên thường gọi của Monosodium Glutamate (viết tắt là MSG), là muối sodium của axit glutamic, một trong hơn 20 loại axit amin để kiến tạo nên protein cơ thể. MSG có sẵn trong các thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, sữa (kể cả sữa mẹ) và có trong nhiều loại rau quả như cà chua, đậu hà lan, bắp, cà rốt …Sử dụng trong thực phẩm có tác dụng làm tăng vị ngon của thực phẩm.
Một số gói gia vị trong mì ăn liền có thể chứa bột ngọt và được ghi rõ trên thành phần sản phẩm: Chất điều vị (Mononatri glutamat (621)).
Bột ngọt là một trong những phụ gia thực phẩm đã được nghiên cứu sâu rộng và chuyên sâu nhất bao gồm hàng trăm cuộc thí nghiệm toàn diện trên động vật và cả cơ thể người được thực hiện bởi các viện nghiên cứu hàng đầu trên thế giới trong một thời gian dài đã đưa ra kết luận bột ngọt đảm bảo an toàn sử dụng đối với mọi lứa tuổi.
Qui định hàm lượng bột ngọt sử dụng trong thực phẩm tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới như sau:
* Đối với những cơ thể có chẩn đoán chuyên khoa của bác sĩ là dị ứng với thành phần bột ngọt, cần đọc kỹ thành phần khi sử dụng sản phẩm. Luật Việt Nam quy định về hàm lượng bột ngọt trong sản phẩm mì và gia vị là GMP (Good Manufacturing Practices – Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt), có nghĩa là hàm lượng tối thiểu theo nhu cầu sản xuất & đảm bảo không làm thay đổi bản chất của thực phẩm.
Gói dầu gia vị của mì ăn liền bao gồm các thành phần gì?
Thành phần của gói dầu gia vị (hay gói dầu sa tế) trong sản phẩm mì ăn liền bao gồm:
– Dầu: thành phần chính là dầu tinh luyện
– Trích ly (chiết xuất) hương vị từ thành phần tự nhiên là các loại rau củ, gia vị (hành, ngò v.v)
Gói dầu có tác dụng làm gia tăng hương vị sản phẩm, nên nếu thiếu một trong các gói gia vị cấu thành, hương vị đặc trưng của sản phẩm sẽ bị giảm đi.
Tuy nhiên, hàm lượng chất béo của mỗi gói mì ăn liền (bao gồm cả gói dầu) đều được ghi rõ trên bao bì và tùy thuộc vào tình trạng cơ thể mà người dùng có thể chọn bổ sung chất béo nhiều hay ít.
Ngoài chất béo, mì ăn liền còn cung cấp các chất dinh dưỡng khác là chất đạm, chất bột đường và một ít chất xơ. Do mỗi ngày cơ thể cần nhiều loại chất dinh dưỡng thiết yếu khác nhau như: chất đạm (protein), chất béo (lipid), chất bột đường (glucid) và các vitamin, khoáng chất và nước. Nên người dùng có thể chế biến mì ăn liền cùng các loại rau xanh, củ quả để bổ sung thêm nước, vitamin, khoáng chất và đảm bảo cân bằng đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Gói súp gia vị của mì ăn liền có giống gói bột canh đang bán trên thị trường không?
Gói soup gia vị của công ty Acecook VN không giống với gói bột canh bán trên thị trường . Thành phần trong gói gia vị bên trong sản phẩm mì ăn liền là một hỗn hợp các loại gia vị (muối, đường, bột ngọt, tiêu, tỏi, ớt, bột tôm…) nhằm tạo nên hương vị đặc trưng cho từng gói sản phẩm.
Thành phần và hàm lượng các nguyên liệu sử dụng trong gói gia vị đều được công ty nghiên cứu phù hợp với từng loại sản phẩm thành phẩm của 1 gói mì ăn liền hoàn chỉnh, và luôn đi kèm với sản phẩm, Công ty Acecook Việt Nam hoàn toàn không bán riêng gói súp này trên thị trường, vì vậy người tiêu dùng hãy cẩn thận và cảnh giác với thông tin giả mạo là “ bột canh của công ty Acecook “ .
GỌI 0908226607 A. Đức – 028 7300 2085 Chị Phương
Kho 2 : 458 Nguyễn Tất Thành, Phường 18, Quận 4.
Kho 3 : 58/3S đường số 3, Cư Xá Lữ Gia, Phường 15, Quận 11.
các tin tức sự kiện khác
- Chương Trình Khuyến Mại “Handy tri ân – Dâng trào niềm vui”
- Cách làm pizza từ mì ăn liền đơn giản nhưng ngon tuyệt
- Có Mấy Loại Mì Ăn Liền?
- Công Bố Top 10 Công Ty Uy Tín Ngành Thực Phẩm – Đồ Uống Năm 2017
- Ăn mì Nhật nhiều nhưng bạn có biết sự khác biệt giữa 3 món mì trứ danh Nhật Bản?
- 11 Doanh Nghiệp Việt Lọt Vào Top 1.000 Thương Hiệu Hàng Đầu Châu Á